Làm thế nào để bệnh trĩ không tái phát
Trĩ phát triển theo từng mức độ nhất định khác nhau. Việc điều trị bệnh trĩ cần phải phụ thuộc vào tình trạng của từng trường hợp cụ thể. Trĩ tái phát nhiều lần không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe mà còn tốn kém chi phí cũng như thời gian điều trị.
Tại sao trĩ lại tái phát trở lại?
Không thể phủ nhận rằng, trĩ là một trong những căn bệnh có rất nhiều thông tin về cách chữa trị khác nhau. Đặc biệt, khi lên mạng tìm hiểu, chúng ta có thể tìm thấy vô vàn phương pháp từ Đông y, Tây y hay dân gian thông thường.
Tuy nhiên, cần phải khuyến cáo rằng, trĩ không nguy hiểm tức thời đến tính mạng nhưng nếu áp dụng sai cách hoặc điều trị không đúng mức độ bệnh có thể tái đi phát lại nhiều lần, thậm chí còn nặng hơn.
Bên cạnh đó, cũng có rất nhiều người do tâm lý chủ quan nóng vội nên không kiên trì theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, tự ý thay đổi cách điều trị khiến bệnh không thể khỏi được. Ngoài ra, một số bệnh nhân là do không thực hiện chế độ ăn uống khoa học, vẫn lặp lại các thói quen không tốt hàng ngày. Chính điều này đã tạo điều kiện cho trĩ tái phát trở lại sau điều trị.
Trĩ tái phát sẽ gây trở ngại tới sức khỏe cũng như kinh tế của bạn
Đôi khi, có những trường hợp biết mình mắc trĩ nhưng do tâm lý ngại ngùng, không muốn tới các cơ sở chuyên khoa thăm khám nên âm thầm chữa bệnh tại nhà bằng các biện pháp dân gian thông thường. Những cách này đa số là chỉ hỗ trợ làm giảm triệu chứng khó chịu do trĩ gây ra hoặc phải tốn rất nhiều thời gian mới mang lại hiệu quả. Vì thế, người bệnh loay hoay tự xử lý tình trạng của mình mà không có bất cứ sự can thiệp y tế nào. Đây cũng là một trong những sai lầm khiến trĩ tái phát lại.
Vậy làm thế nào để chữa trĩ triệt để và không tái phát?
Bác sĩ Bùi Văn Chinh cho hay, không khó để chữa trĩ triệt để, điều quan trọng làm phải áp dụng phác đồ điều trị thích hợp. Tùy thuộc vào loại trĩ và trĩ độ mấy mà bệnh nhân sẽ được chỉ định phương pháp tốt nhất. Tại phòng khám chuyên bệnh trĩ của BsChinh, trĩ được điều trị theo các cấp độ như sau:
- Đối với những bệnh nhân mới phát hiện bị trĩ, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc bao gồm các loại thuốc uống, hoặc viên đặt hậu môn. Liều lượng và thời gian dùng thuốc phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể.
Hãy chữa trĩ triệt để phòng tránh tình trạng bệnh tái phát trở lại
- Trĩ nội độ 1: cho uống thuốc là chính. Mocdata 500mg là thuốc lựa chọn điều trị triệu chứng cấp và phòng ngừa tái phát.
- Trĩ nội độ 2: Mocdata vẫn là lựa chọn hàng đầu, có thể can thiệp bằng sự hỗ trợ của dụng cụ y tế(thủ thuật) như: xơ hóa búi trĩ bằng cách chích xơ hoặc tiêm xơ, thắt búi trĩ bằng vòng cao su.
- Trĩ phát triển tới độ 3 hoặc 4 thông thường bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật cắt trĩ.
Tuy nhiên, bệnh nhân cũng không cần lo lắng bởi hiện nay với hai phương pháp xâm lấn tối thiểu là HCPT và PT Longo sẽ thực hiện cắt trĩ không đau, thời gian phẫu thuật nhanh, không gây chảy máu và tổn thương vùng niêm mạc hậu môn.
Ngoài các phương pháp trên muốn trĩ khỏi hoàn toàn và không tái phát, người bệnh nên thực hiện một chế độ ăn uống giàu chất xơ, tránh tình trạng táo bón, vận động nhẹ nhàng, tránh ăn thực phẩm và gia vị cay nóng, vệ sinh hậu môn sạch sẽ, tái khám theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Bài liên quan:
- Phòng ngừa bệnh trĩ (12/05/2016)